Đại Ấn (phần 4)


Làm chủ thân tâm

Vì thế ta phải đồng nhất thân này, tâm này với Bổn tôn để hoàn thành trí tâm, trí lực. Vì thế ta phải thực hành bồ đề tâm để hoàn thành bi lực. Vì thế ta phải thực hành lễ lạy để hoàn thành đạo đức, thực hành Bát chánh đạo để trưởng thành Nguyện lực. Khi ta khó khăn để duy trì dòng chảy nghiệp thức thông qua bốn trung tâm, ta hãy tạm thời quán tưởng sự trưởng thành các trung tâm ở bụng và ở đầu. Khi ta bước vào đời sống mà vẫn duy trì được ý thức về 4 trung tâm này, đó là cách tu tối đơn giản mà vẫn là tinh thần của Đại ấn.

Trong trường hợp nào đó sự ho là cách xả nghiệp cấp tốc, hãy nhận biết được hành trình nhân quả này. Nếu không duy trì được áp lực đồng đều lên cả bat rung tâm bụng, ngực và đầu, ta sẽ bị rối loạn và bị ảo ảnh chi phối bởi 4 cảm xúc. Thiền đúng chính là duy trì năng lực đồng đều ở ba trung tâm này. Cổ họng là nơi điều tiết và phân phối đều nguồn lực của cơ thể. Hãy gìn giữ hơi thở, hít sâu vào bụng và thở ra từ từ.Có thể trục xuất nó qua miệng. Với mỗi hơi thở ra ngắn, kiên quyết, ta đang trục xuất các nghiệp bất tịnh. Đừng ngần ngại, lo sợ, đừng bị phân tâm.

Đến cuối buổi tập, dù ngắn hay dài, hãy lắng tâm lại và theo dõi sự an lạc. Hãy lắng nghe máu đang dồn xuống những vùng bị bó chặt. Hãy động đậy các ngón tay, ngón chân và các giác quan để cảm nhận được. Mục tiêu là sự làm chủ thân tâm, không phải là để gầm to hay nhỏ..

Chỉ khi tích tụ được nội lực rồi, kết ấn mới có tác dụng. Ấn là nội lực. Thủ là trí tuệ. Đại là sự kết hợp của nội lực và trí tuệ. Ngồi thiền Đại thủ ấn, dòng nghiệp chảy rất mạnh, nên không nên chỉ tập 20 phút mà nên dãn ra cả ngày thì mới có thể xử lý hết được.. Thiền cắm hoa, thiền nấu ăn..

Ta sẽ gặp khó khăn, như đau cơ thể, hay kinh hoàng vì cảm xúc.. Nhưng đừng bị ám ảnh bởi nó, hãy nói rằng đấy chỉ là nhân quả, là ảo ảnh. Giờ đây khi nhân đã gieo, quả đã xảy ra, đã thành nỗi sợ, thì sẽ bị ánh sáng thiêu đốt.. Tha nhan bị ám ảnh bởi một con cá voi, sợ kinh khủng, trong 20 năm. Khi nhận thức rằng đó là ảo ảnh thì không sợ nữa..Một nỗi sợ nữa là đống phân, bãi nước bọt, những thứ ẩm ướt, đen xì.. nhưng bằng sự phát triển tuệ giác thấy rằng trong các vật nhơ bẩn đó là cả 1 thế giới và thế giới đó được trưởng thành, hấp thu năng lượng có được từ sự ghê tởm. Và sau vì tiếp tục ghê tởm thì mình cầu nguyện cho những chúng sinh ở trong thế giới tiêu cực đó thì lập tức họ không dọa mình, mình không sợ nữa, và họ được tịnh độ nhờ sự cầu nguyện của mình..

Quán thân trên thân, thọ trên thọ, tâm trên tâm, pháp trên pháp: theo dõi đây là nghiệp, cảm xúc, sự thanh thản.. mà không được nhập vào sự thanh thản đó, mà phải nhận ra được sự thanh thản đó là từ cảm xúc. Khi theo dõi tư thế là quán thân, khi theo dõi cảm xúc là quán thọ, khi theo dõi sự thanh thản là quán tâm, khi thấy toàn bộ dòng chảy là hành trình nhân quả, đó là quán pháp. Khi thấy tâm thọ tâm pháp xuất hiện đồng thời thì mới là thiền Đại thủ ấn..

Những rắc rối trong thực hành:

– Ngồi kiết già rất khó, nên có thể đứng xoay mũi chân vào để tạo áp lực cho bụng

– Những người ho, hay nóng rực, ngáp không kiềm chế là bắt đầu có nội lực rồi

– ấn không chỉ là một tư thế, mà là mọi tư thế của cơ thể

– sự thanh thản lấy nguồn gốc từ các cảm xúc, và các cảm xúc lấy từ các hành động trong quá khứ. Tuệ giác không thể xuất hiện ngay, phải từ từ.

– không nên quán cảm xúc một mình (phải cho cảm xúc vào trong không được thả nó ra ngoài), phải quán thọ trên thọ, nếu không sẽ bị sốc

– không nên quán tâm một mình (không được rơi vào sự thanh thản trong không đại), phải quán tâm trên tâm. Cái thanh thản khi làm được một việc nào đó mới là cái thanh thản bên ngoài. Khi thấy thanh thản khi nhìn thấy sự thanh thản, đó mới là quán tâm trên tâm, và mới là đại ấn.